Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút“

Cho thue van phong quan 1-Trong số 488 đại biểu có mặt ở hội trường trong thời khắc được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là “lịch sử”. Có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp sửa đổi. Ông là ai?


Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Liên lạc với đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, ông Quốc xác nhận ông là một trong hai đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp, đồng thời hứa sẽ trả lời cụ thể hơn các câu hỏi của cho thuê văn phòng quận 1 về lý do không bấm nút của mình.
Trong lần thảo luận cuối trước khi Hiến pháp được thông qua, vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về bản dự thảo này, đặc biệt có nhiều ý kiến xoay quanh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và Luật đất đai.
Hiến pháp được coi là bộ luật khung của đất nước, những tranh luận trái chiều là hết sức cần thiết để cùng nhau tiệm cận chân lý, xây dựng một bộ khung pháp lý tốt nhất, trọn vẹn nhất để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc.
Ngay cả Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng đã khẳng định “sẽ nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến chưa đồng thuận trong quá trình phát triển đất nước”.
Việc hai đại biểu Quốc hội không bấm nút thông qua bản dự thảo, cũng cho thấy trách nhiệm của các đại biểu đối với một vấn đề trọng đại của đất nước khi họ chưa thực sự hài lòng. Bởi lẽ, các đại biểu Quốc hội là đại diện cho nhân dân và được cử tri đặt rất nhiều niềm tin.  


Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) được 100% các vị đại biểu Quốc hội thông qua ngay sau đó. Hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Hà Nội: Dự án tỷ USD để um tùm cỏ mọc.

Cho thue van phong quan 1-Từng được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo giao thông công cộng mang lại tầm nhìn mới cho Thủ đô.

Thế nhưng từ năm 2008 đến nay, Hà Nội đã lần lượt chuẩn bị và thực hiện 6 dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT), trong đó 2 dự án đã được khởi công nhưng tất cả các dự án này không biết đến bao giờ mới thành hiện thực.
Sau 3 năm khởi công khu đề-pô ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội vẫn là bãi đất trống, bảng phối cảnh rách tơi tả. Ảnh: T. Đảng
Sau 3 năm khởi công khu đề-pô ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội vẫn là bãi đất trống, bảng phối cảnh rách tơi tả.
Là dự án đầu tiên trong 6 dự án ĐSĐT tại Hà Nội được khởi công (9/2010), dự kiến sau khi hoàn thành vào năm 2016 với công suất vận chuyển khoảng 9.000 hành khách/h lượt (giai đoạn 1) dự án ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội được đánh giá sẽ nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng, giải quyết tình trạng ùn tắc và đồng bộ hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại hóa.
Vậy nhưng sau 3 năm khởi công, đến nay 9 gói thầu của dự án chưa có gói thầu nào hoàn thiện.Riêng gói giải phóng mặt bằng, tái định cư và công trình hạ tầng kỹ thuật đề-pô (ga cuối) nằm trên địa bàn các xã Tây Tựu, Minh Khai, huyện Từ Liêm được yêu cầu triển khai, hoàn thành trong giai đoạn 2006 đến 2012 nhưng đến nay cả khu đề-pô, đường dẫn rộng trên 10 ha vẫn là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm.
Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu cho biết, toàn bộ khu đề-pô có diện tích 12 ha, hầu hết diện tích này được thu hồi từ đất trồng hoa của bà con trong xã.
Nhìn vào tấm biển phối cảnh tại khu đề-pô bị mưa gió lâu ngày quật rách, ông Chu Hữu Nguyên, người dân ở thôn 3 xã Tây Tựu phàn nàn: Từ năm 2007, dự án bắt đầu thu hồi đất của dân, riêng nhà ông có 2 sào bị giải phóng. “Trung bình mỗi sào đất nông nghiệp ở Tây Tựu nếu trồng hoa mỗi năm sẽ cho 3 vụ với thu nhập trung bình từ 25 đến 30 triệu đồng. Nay thấy dự án thu hồi đất xong bỏ trống chúng tôi xót lắm” - ông Nguyên nói.
Ngoài thu hồi đất nông nghiệp rồi bỏ trống hơn 5 năm nay, theo tìm hiểu của cho thuê văn phòng quận 1, do không thi công đúng tiến độ nên với tổng mức đầu tư 783 triệu euro (vay ODA chính phủ Pháp) ban đầu, nay dự án phải điều chỉnh bổ sung thêm hàng chục triệu euro.
Lý giải điều này, đại diện Ban dự án đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) cho rằng, mức đầu tư 783 triệu euro được phê duyệt từ năm 2009 với mặt bằng quy hoạch dự án theo tỷ lệ 1/2000. Nay ngoài tỷ lệ được quy hoạch lại, còn do tác động của khủng hoảng kinh tế khiến mức đầu tư trên không còn phù hợp.
Hứa, rồi thất hứa
Cùng với dự án Nhổn - ga Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, TP Hà Nội còn triển khai nhiều dự án ĐSĐT khác như: Ngọc Hồi - Yên Viên, Cát Linh - Hà Đông, Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, Hồ Tây - Hòa Lạc - Ba Vì… trong đó dự án Cát Linh - Hà Đông đã khởi công tháng 10/2011. Các dự án còn lại đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Dư luận và các chuyên gia giao thông cho rằng, chưa có khi nào Hà Nội lại nở rộ các dự án ĐSĐT như thế.
Biết rõ tuyến ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội khởi công đầu tiên nhưng không thể hoàn thành theo tiến độ nên từ năm 2011 đến nay, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo đẩy nhanh thi công tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông. Quyết tâm này được lãnh đạo UBND TP cụ thể hóa trong buổi làm việc với Bộ GTVT cuối năm 2011.
Theo đó, với dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông, lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, do mặt bằng đã cơ bản xong nên TP sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2014.
Tiếp đó, dịp cuối năm 2011, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng đi thị sát các dự án giao thông trọng điểm triển khai trên địa bàn TP.
Tại công trường ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông cả chủ đầu tư (Cục Đường sắt, Bộ GTVT) và nhà thầu (Cty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc - tổng thầu) đều nắm tay ông Phạm Quang Nghị và hứa: Sẽ quyết tâm đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án vào dịp Quốc khánh Việt Nam 2/9/2014.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của cho thuê văn phòng quận 1, đến nay đã hết 2/3 thời gian thực hiện dự án, nhưng khối lượng công việc tại dự án này mới thực hiện được khoảng 50%; dự án có tổng số 434 trụ bê tông trên tuyến thì nay mới thi công được 277 trụ.
Với khu vực đề-pô và đường dẫn (ga cuối) nằm ở các phường Phú Lãm, Phú Lương, Phú La (quận Hà Đông) hiện vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng; với ga Cát Linh (quận Đống Đa - đầu tuyến) được yêu cầu hoàn thành GPMB trước tháng 6/2013 nhưng đến nay mới dừng lại ở việc xác định mốc giới.
  Tuy đã triển khai gần chục năm nay nhưng hầu hết các dự án ĐSĐT của Hà Nội vẫn nằm trên giấy, với một số dự án đã triển khai thì hết điều chỉnh kinh phí lại điều chỉnh tiến độ nên người dân không biết rõ ngày nào về đích.
Một thành viên của Viện quy hoạch và Kiến trúc đô thị nhấn mạnh



Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Gấp rút bàn giao 0,5% mặt bằng còn lại

cho thuê văn phòng quận 1-Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình triển khai dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
 
Theo đó, tuy dự án có nhiều cố gắng trong việc thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng song so với dự kiến ban đầu, dự án triển khai còn chậm, công tác giải phóng mặt bằng dù cơ bản hoàn thành (99,5%) nhưng vẫn còn một số điểm vướng mắc chưa giải quyết dứt điểm. 
 
Phó Thủ tướng giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cùng VDB, VIDIFI rà soát lại từng gói thầu để có các giải pháp, tăng cường đẩy nhanh tiến độ đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, đặc biệt là nhựa đường để đảm bảo chất lượng công trình. 
 
Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm lập danh sách những nhà thầu yếu kém tại dự án này và các công trình giao thông khác, đưa ra biện pháp cấm/hạn chế sự tham gia đấu thầu của các nhà thầu này vào các dự án giao thông của cả Trung ương và đia phương. 
 
Đặc biệt, phó thủ tướng yêu cầu các đơn vị phải khẩn trương giải phóng mặt bằng, hoàn thành đúng tiến độ những điểm tại các địa phận mà dự án đi qua. 
 
Cụ thể như địa bàn Hà Nội còn vướng giải phóng mặt bằng ở các điểm tại quận Long Biên (đường ống nước, đường điện) và huyện Gia Lâm (khu vực Viện rau quả và đất quốc phòng tại Sư đoàn 361 – Phòng không Không quân, đường ống nước).
 
Các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng cũng cần khẩn trương giải quyết các điểm nghẽn về đất nông nghiệp, các vướng mắc của người dân, điểm dẫn cầu vượt và các đường ống nước, đường điện, đường xăng dầu. Các địa phương tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thi công công trình. 
 
Cho thuê văn phòng quận 1 được biết, dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng  (quốc lộ 5B) dài 105,5km, do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIFIDI) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Đây là công trình có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong điều kiện quốc lộ 5 ngày càng quá tải. 


Dự kiến đến tháng 12/2014 sẽ thông xe tuyến Hải Phòng - Hải Dương và thông xe toàn tuyến vào năm 2015.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

"Phạt cho tồn tại" trong xây dựng là thực tế!

Cho thue van phong quan 1-Có hiệu lực từ ngày 30/11 tới, Nghị định 121/2013/NĐ-CP từng gây xôn xao dư luận về quy định “phạt cho tồn tại” trong việc xử lý vi phạm trong trật tự xây dựng.

Trả lời nhân viên cho thuê văn phòng quận 1, TS. Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định: “Quy định này không phải để khuyến khích hành vi vi phạm trật tự xây dựng, mà nhằm khắc phục những tồn tại lâu nay không xử lý được, đồng thời rất thực tế và hiệu quả trong ngăn ngừa vi phạm mới”.
TS. Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng
Từ thực tế làm thanh tra xây dựng trong nhiều năm qua, ông lý giải vì sao Chính phủ phải ban hành quy định xử lý vi phạm như trên?
Trong những hành vi vi phạm như xây dựng sai phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch chi tiết đô thị được duyệt, sai thiết kế đô thị được duyệt theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP trước đây thì phải bị dỡ bỏ công trình vi phạm.
Tuy nhiên, thực tế một số năm gần đây cho thấy, hầu hết các đô thị đều thiếu quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, thiếu thiết kế đô thị, do vậy, việc cấp phép xây dựng chủ yếu dựa vào chủ quan của một cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền cấp phép.
Vì vậy, hàng nghìn công trình xây dựng sai phép tồn tại từ nhiều năm nay không xử lý được, chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM. Lý do không xử lý được là do thiếu quy hoạch chi tiết, đây là cơ sở pháp lý gốc để cấp phép xây dựng.
Mặt khác, xuất phát từ công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch của các địa phương còn lỏng lẻo, thậm chí nhiều công trình còn được chính quyền cơ sở “bao che” cho việc xây dựng trái phép. Việc phá dỡ công trình vi phạm trong trường hợp này rất khó khăn và gây lãng phí tiền cũng như tài sản của người dân.
Vậy những công trình xây dựng sai phạm ở mức độ nào sẽ bị xử lý theo quy định này và cách tính mức xử phạt ra sao?
Để khắc phục tình trạng này, Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm trên mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hay thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Theo ông, cụ thể những sai phạm thường xảy ra trên thực tế nhiều nhất là hành vi nào và cách áp dụng xử phạt ra sao, liệu có hiệu quả răn đe hay không?
Trên thực tế, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình có quy mô lớn đa phần sai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt ban đầu.
Sai phạm chủ yếu là nâng thêm tầng, tăng diện tích đất xây dựng kinh doanh, thu hẹp diện tích xây dựng công trình hạ tầng xã hội như trường học, công viên, cây xanh…Những sai phạm này khó có thể phá dỡ và trên thực tế rất hiếm dự án bị phá dỡ. Như vậy, duy nhất chủ đầu tư được hưởng lợi, trong khi người dân tại đó và công trình lân cận phải chịu những thiệt hại về điều kiện sống.
Quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP buộc nộp lại 50% giá trị phần sai phép, sai thiết kế, quy hoạch được duyệt… nhằm khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Nếu trước đây, biện pháp này được đề ra thì chắc chắn sẽ không có dự án nào dám tự nâng tầng để phục vụ mục đích kinh doanh.
Quy định này đối với xử lý nhà ở của dân thì sao?
Đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của người dân, với quy định trên là hoàn toàn phù hợp tình hình thực tế trong điều kiện các đô thị còn thiếu quy hoạch chi tiết. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc xử lý các công trình có vi phạm còn tồn tại và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân có yêu cầu được cấp các loại giấy tờ về sở hữu nhà ở.
Lâu nay mức xử phạt được cho là không đủ sức răn đe. Vậy ông có thể cho biết mức phạt tại nghị định mới ra sao?
So với Nghị định 23/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2013/NĐ-CP có mức phạt cao hơn đối với một số hành vi.
Cụ thể, trong lĩnh hoạt động xây dựng, mức phạt tối đa được nâng lên từ 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng. Nâng mức phạt từ 150 triệu đồng lên 300 triệu đồng đối với các lĩnh vực: Kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, quản lý hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở. Đây là mức phạt tối đa đối với tổ chức.
Đối với cá nhân, mức phạt bằng 50% mức phạt với tổ chức.
Ngoài ra, một số hành vi vi phạm có mức phạt cao hơn mức phạt quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, đặc biệt đối với các giai đoạn của hoạt động xây dựng, nhằm nâng cao tính răn đe, ngăn ngừa vi phạm, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể về đảm bảo chất lượng công trình xây dựng ngay từ giai đoạn đầu từ khâu khảo sát xây dựng.


Chẳng hạn, trước đây quy định phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng hoặc phương án bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng trước khi nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng, thì Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định hành vi tương tự nhưng mức phạt cao hơn, từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Giá vàng hồi phục mạnh, USD tự do giảm nhanh

cho thue van phong quan 1-Phiên phục hồi nhẹ vào đêm qua và sáng nay của giá vàng quốc tế đưa giá vàng SJC tăng hơn 200.000 đồng/lượng, thoát mức đáy của hơn 3 năm thiết lập vào chiều hôm qua. USD tự do giảm giá 40 đồng.

Diễn biến giá vàng SJC tại DOJI - Nguồn: DOJI.
Lúc gần 10h trưa nay, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 35,38 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,46 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cuối giờ chiều qua, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 230.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán.

Tại thị trường Tp.HCM cùng thời điểm trên, Công ty SJC báo giá vàng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 35,35 triệu đồng/lượng và 35,5 triệu đồng/lượng, tăng 220.000 đồng/lượng và 270.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.

Vào chiều hôm qua, giá vàng SJC bán ra trên thị trường đã giảm xuống mức 35,2 triệu đồng/lượng, thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2010. Riêng trong ngày hôm qua, giá vàng đã giảm 700.000 đồng/lượng, nhiều hơn cả mức giảm của cả tuần trước cộng lại. Mức phục hồi của sáng nay, dù khá mạnh, cũng mới chỉ lấy lại được một phần mất mát của giá vàng trong ngày hôm qua.

Nếu như trong ngày hôm qua giá vàng trong nước giảm nhanh và mạnh hơn so với giá thế giới, thì sáng nay, tốc độ phục hồi của giá vàng “nội” lại mạnh hơn vàng “ngoại”. Trong suốt một thời gian dài vừa qua, giá vàng trong nước thường biến động chậm hơn giá thế giới.

Trước biến động khó lường của giá vàng, các doanh nghiệp kim hoàn lớn đang tỏ ra thận trọng. Sự thận trọng này được thể hiện ở việc chênh lệch giữa giá mua và bán vàng được nới rộng hơn, lên mức từ 100.000-150.000 đồng/lượng, từ mức chỉ chênh 50.000-60.000 đồng/lượng, thậm chí là thấp hơn trong những ngày gần đây.

So với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ hiện đang cao hơn 3,5 triệu đồng/lượng.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay giảm mạnh. Lúc hơn 9h, nhiều điểm giao dịch báo giá phổ biến từ 21.200-21.210 đồng (mua vào) và 21.230-21.240 đồng (bán ra), hạ 40 đồng/USD so với sáng hôm qua.

Một số ngân hàng thương mại sáng nay nâng nhẹ giá USD niêm yết. Vietcombank tăng giá USD 5 đồng, lên 21.080 đồng và 21.120 đồng. Eximbank báo giá ngoại tệ này ở mức tương ứng lần lượt là 21.070 đồng và 21.120 đồng.

Chốt phiên đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay tăng 7,9 USD/oz, tương đương tăng 0,6%, lên 1.252,6 USD/oz. Lúc 9h30 sáng nay tại châu Á, giá vàng tăng thêm 0,7 USD/oz, giao dịch ở mức 1.253,6 USD/oz.

Theo giới phân tích, giá vàng phục hồi là nhờ lực mua chốt lời của các nhà đầu tư bán khống vàng khi các hợp đồng quyền chọn tới hạn vào đêm qua trên sàn COMEX thuộc Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX).

Giá vàng đang nỗ lực để giữ vùng hỗ trợ then chốt 1.250 USD/oz. Tuy vậy, áp lực giảm giá đối với kim loại quý này đang lớn do các nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm cắt giảm gói nới lỏng định lượng QE3. Ngoài ra, lực mua vàng vật chất yếu, đồng USD mạnh, và thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm cũng là những nhân tố gây bất lợi không nhỏ cho giá vàng.

Hiện giá vàng đang ở gần mức thấp nhất trong vòng 4 tháng.

Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua tiếp tục bán ròng 3,3 tấn vàng, giảm mức nắm giữ còn 848,9 tấn. Tuần trước, quỹ này bán 13,5 tấn vàng.

Các tổ chức dự báo lớn thời gian này tiếp tục có cái nhìn bi quan về triển vọng của giá vàng trong năm tới. Giá vàng đang hướng tới năm giảm giá đầu tiên sau 12 năm vào năm 2013 này, với mức giảm trên 20%. Trong nước, giá vàng SJC cũng đã sụt khoảng 11 triệu đồng/lượng so với thời điểm đầu năm.

Tỷ giá Euro/USD tại Tokyo sáng nay mà cho thuê văn phòng quận 1 theo dõi cũng phổ biến ở mức hơn 1,35 USD tương đương 1 Euro, chưa có nhiều thay đổi so với mức giá của sáng hôm qua.

Cửa thoát nào cho DN bất động sản nhỏ?

Cho thue van phong quan 1-Dù kết quả kinh doanh quý III/2013 đã khả quan hơn, nhưng cửa ra cho doanh nghiệp bất động sản niêm yết có vốn điều lệ dưới 500 tỷ đồng vẫn khá khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phải “sống nhờ” ngành nghề khác.



Doanh thu đã cải thiện
Trong quý này, CTCP Vạn Phát Hưng (VHP) đã đạt doanh thu 237,3 tỷ đồng, tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái (18,02 tỷ đồng). Nhờ vậy, VPH đã ghi nhận khoản lợi nhuận 9,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 4,266 tỷ đồng.
CTCP Phát triển nhà Thủ Đức (TDH) cũng ghi nhận doanh thu 55,4 tỷ đồng trong quý III/2013, tăng 201,1% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 13,539 tỷ đồng, tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tồn kho của TDH giảm nhẹ 7,34% so với con số đầu năm. Nhờ kết quả kinh doanh quý III khá tốt, Công ty giảm lỗ trong 9 tháng xuống còn 12,127 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản nhỏ có kết quả kinh doanh khả quan trong quý III/2013
CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng Idico (HTI) đạt doanh thu 43,17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, Công ty đạt doanh thu 37,78 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 11,47 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, Công ty đạt 129,2 tỷ đồng doanh thu, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2012; lợi nhuận sau thuế 34,795 tỷ đồng, tăng 32,20% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một số doanh nghiệp khác như CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước (DRH) đạt doanh thu 28,260 tỷ đồng trong quý III, tăng 28,5% so với cùng kỳ; lãi nhe, trong khi cùng kỳ âm 2 tỷ đồng. CTCP Địa ốc 11 (D11) đạt doanh thu 23,215 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ; CTCP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN) có doanh thu tăng 44,56% so với cùng kỳ; lợi nhuận tăng 468,1% so với cùng kỳ….
Cửa thoát nào cho DN bất động sản nhỏ?
Mặc dù các giải pháp Chính phủ đưa ra kịp thời và đúng đắn, những chính sách vĩ mô tương đối rõ ràng, song có vẻ, các DN bất động sản nhỏ vẫn hết sức thận trọng, không dám bung hàng ra. Để trụ vững với thị trường được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn phía trước, mỗi DN đang tìm cho mình lối đi riêng.
Trao đổi với cho thuê văn phòng quận 1, ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT TDH cho biết, tồn kho bất động sản vẫn lớn và tập trung chủ yếu ở mảng căn hộ diện tích lớn. Để vượt qua khó khăn, từ quý IV/2013, TDH phát triển thêm mảng xuất khẩu, bên cạnh hoạt động chính là kinh doanh bất động sản.
“TDH vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá gần 10 triệu USD, nên sẽ giúp đảm bảo một phần doanh thu quý I, II năm sau. Mặc dù xuất khẩu là lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận không cao, song sẽ tạo doanh thu để bù đắp chi phí vận hành, chi phí quản lý DN”, ông Hiếu chia sẻ  và cho biết, hiện tại, TDH sắp triển khai 4 dự án S-Home với tên gọi “Căn hộ nhỏ, tiện ích lớn” với quy mô 2.000 căn hộ, nhằm hướng tới đối tượng khách hàng là người lao động. Trước mắt, trong quý IV này, Công ty sẽ triển khai xây dựng 1.000 căn. Ông Hiếu kỳ vọng, tình hình kinh doanh của TDH trong năm tới sẽ khả quan hơn.
Tại HTI, theo ông Nguyễn Hồng Ninh, Giám đốc Công ty, 9 tháng đầu năm nay, HTI không mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong năm tới, HTI sẽ duy trì những dự án đang triển khai và khởi động lại một số dự án đang tạm hoãn.
Lãnh đạo HTI nhìn nhận, thị trường bất động sản trong quý IV và năm tới sẽ tiếp tục khó khăn, triển vọng đầu ra hàng hóa vẫn lẻ tẻ, ảm đạm. Các công ty bất động sản nên duy trì mục tiêu trước mắt là giải phóng hàng tồn kho, trước khi nghĩ đến việc làm ăn có lãi.
Nhận định về triển vọng thị trường bất động sản trong năm 2014, ông Lê Chí Hiếu cho rằng, khó khăn của thị trường bất động sản đã chạm đáy, cung và cầu tương đối gặp nhau, giá bất động sản trong thời gian tới có thể sẽ giảm nhẹ, nhưng nhìn chung là ổn định.
“Nhà nước cần nới lỏng các chính sách về nhà ở, đặc biệt là chính sách đối với căn hộ diện tích nhỏ. Có như vậy, DN bất động sản mới có thể tự đi lên và thị trường mới bình ổn”, ông Hiếu đề xuất.