Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Đống tiền bị sa lầy

Những dự án bất động sản như biệt thự hoang là đống tiền sa lầy của nhiều người giàu, giới đầu cơ bỗng dưng lại giúp những người nghèo kiếm thêm thu nhập hấp dẫn.

Cho thuê nhà “hoang”, “bỏ túi” tiền triệu

Tá túc trong tầng 1 của căn nhà liền kề xây thô ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội), chị Hòa ở Nam Định năm nay ngót 50 tuổi vui vẻ kể chuyện: Cũng may thuê được cái nhà này, chủ họ không có nhu cầu ở, vợ chồng tôi nấn ná thuê được với giá 5 triệu đồng/tháng. Căn nhà cao 4 tầng, mỗi tầng có 2 phòng, vợ chồng tôi tính ở tầng 1 thôi, còn các tầng khác cho thuê lại.

“Ngay sau khi về ở hôm trước, hôm sau dán giấy cho thuê nhà, chưa đầy 1 tuần các phòng đã có người đến thuê kín. Mỗi phòng tôi cho thuê với giá 1,5 triệu đồng/tháng, chưa có tiền điện nước”, chị khoe.
Căn biệt thự bỏ hoang được chị Hòa thuê với giá 5 triệu đồng/tháng. Ảnh: Minh Thư
Với 6 phòng cho thuê nhân với mức giá trên, mỗi tháng chị kiếm được 9 triệu đồng, trả chủ nhà 5 triệu, còn lại chị cũng “bỏ túi” được 4 triệu đồng mỗi tháng, mà hai vợ chồng lại có chỗ ở tử tế.

Tuy nhiên, công việc quản lý các phòng, người ra vào hàng ngày cũng là vấn đề vì theo như lời kể của chị Hòa, đối tượng thuê trọ đủ các ngành nghề, từ sinh viên đến người bán hàng rong, công nhân. “Lúc nào tôi cũng phải ở nhà mở cửa, khóa cửa, trông xe… chứ không dám phát cho mỗi phòng cái chìa khóa vì cùng đi chung 1 cửa, hơn nữa, nhà lại gần đường đi lại nhỡ mất mát biết đổ tội cho ai”, chị kể.

Thậm chí, nếu ở quê có việc nhà thì vợ chồng cắt cử nhau, hoặc vợ, hoặc chồng về, còn phải ở lại trông nom nhà, chứ không dám cùng về.

“Ở khu đô thị này nhiều căn biệt thự rộng hàng vài trăm mét cũng được một người đứng ra thuê rồi cho thuê lại, không cần làm gì hàng tháng cũng đủ tiền tiêu”. Chỉ tay sang căn biệt thự đối diện chị nói tiếp: “Cái biệt thự kia hơn 200m2, được chia làm nhiều phòng cho thuê làm cửa hàng nên được giá, phòng thuê kinh doanh 5 triệu đồng/tháng, phòng nào thuê ở cũng phải 3 triệu đồng/tháng”.

Nhờ vậy, những căn biệt thự, liền kề mới xây thô, bỏ hoang, chủ nhân không ở lại trở nên hữu ích đối với những người nghèo, vô gia cư.

Vợ bán trà đá, chồng thợ xây.. thừa ăn

Vừa kết hợp ở nhà trông các phòng trọ, vừa để tăng thu nhập, chị Hòa còn mở thêm quán trà đá đối diện với căn nhà đang thuê.  Chi phí để mở quán không nhiều nhưng lại mang lại thu nhập đáng kể. Chỉ cần chiếc bàn và ít ghế nhựa, bình nước sôi để nguội, một bình đựng đá và vài phích đựng nước nóng, chè khô cùng vài chai nước ngọt, kẹo lạc, hướng dương, thuốc lá… là có thể bán hàng ngày.

Theo người phụ nữ này, lượng khách của chị cũng khá đều các ngày vì toàn khách quen, mỗi cốc trà bán 3.000 đồng, cộng thêm các thứ nước khác, thuốc lá… trừ chi phí mỗi tháng cũng thu được 4-5 triệu đồng, đủ để mua thức ăn, chi phí sinh hoạt hàng ngày. Những lúc không có khách vẫn tranh thủ làm việc nhà, nấu cơm cho chồng được.
Vừa trông nom nhà cho thuê lại, người phụ nữ này vừa bán trà đá tăng thu nhập. Ảnh: Minh Thư


Mỗi người mỗi việc, càng thêm thu nhập cho gia đình, nói đến công việc của chồng, chị Hòa kể chuyện vẻ tự hào: “Ông xã nhà chị chăm chỉ lắm, lại khéo tay nên làm không hết việc, nhiều chủ thầu cứ gọi đi làm nào sửa nhà, xây nhà… đủ cả, họ trả công nhật mỗi ngày 300.000 đồng, ăn uống tự lo. Nếu làm đều đặn thì hàng tháng cũng được, còn hễ lúc nào rảnh việc thì ông xã lại chạy xe ôm kiếm thêm”.

Những ngày cuối năm này, nhu cầu xây, sửa mộ rất nhiều nên ông xã cứ đi làm suốt, không được nghỉ buổi nào. Công việc ốp đá cho các mộ cần sự tỉ mỉ, khéo léo không phải thợ nào cũng kiên trì làm nên chủ thầu
bất động sản toàn gọi ông ý đi làm thôi, buổi trưa tranh thủ về ăn cơm vợ nấu, nước uống ở nhà mang đi nên chẳng tiêu đồng nào ngoài tiền đổ xăng xe đi đường.

Đã ngót 50 tuổi nhưng vợ chồng chị vẫn bươn trải kiếm sống ở Hà Nội, đến nay đã ngót 7 năm. Chị bảo: Lao vào làm cũng là vì để nuôi các con ăn học thôi, nhà tôi còn một cô con gái út đang học cấp 3, sang năm thi đại học rồi nên cũng cần tích cóp tiền lo cho nó ăn học. Rồi còn 2 thằng con trai cũng sắp lấy vợ nên cố làm đến khi có cháu nội thì về quê trông cháu. Dù vất vả, nhưng ở Hà Nội còn dễ kiếm tiền hơn ở quê đi làm ruộng.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tranh chấp TTTM Chợ Mơ: “kéo nhau” ra chính quyền

Tranh chấp tại Trung tâm thương mại Chợ Mơ đã được đưa lên giải trình với Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội vào cuối tuần vừa rồi sau 5 tháng căng thẳng.

Thang máy của Trung tâm thương mại “bỏ qua” tầng trệt tòa nhà
Sở Xây dựng Hà Nội đồng thời cũng có ý kiến về câu chuyện này. Trong khi đó, phía nhà đầu tư tiếp tục tố cáo chủ đầu tư bất động sản sai phạm hợp đồng và có nhiều “hành vi không trung thực”.
Ngày 10/12, chủ đầu tư của dự án là CTCP Phát triển thương mại Vinaconex (VCTD) gửi văn bản tới Ủy ban Nhân dân Thành phố để giải trình về các nội dung do phía nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư tư nhân Vina (VPCapital) tố cáo.
Trả lời cho việc bị nhà đầu tư tố cáo đã thi công sai so với hợp đồng, VCTD viện dẫn Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng Hà Nội để chứng minh rằng mình đã thi công đúng. Giấy phép này được cấp vào tháng 12/2010, năm tháng sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng với VPCapital vào hồi 7/2010.
Công ty cho biết thêm, đến giữa năm nay - thời điểm bàn giao Trung tâm với nhà đầu tư - Công ty đã nhận được yêu cầu giảm giá và hỗ trợ lãi suất của bên mua với nguyên nhân “hoàn cảnh kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn”. Tuy nhiên, mức giảm giá chưa vừa ý bên mua khiến tranh chấp kéo dài.
Đáp trả lại ý kiến của VCTD, ngày 13/12, VPCapital gửi công văn tới Ủy ban Nhân dân Thành phố tiếp tục khẳng định, VCTD phải chịu trách nhiệm khi thi công sai so với hợp đồng giữa hai bên. Công ty đầu tư này lập luận, phía nhà đầu tư phải có trách nhiệm thi công theo đúng thiết kế đã được hai bên thỏa thuận, chứ không phải chỉ thực hiện theo giấy phép xây dựng. Nếu giấy phép xây dựng sau hợp đồng có sai khác thì phải có sự thông báo và thỏa thuận lại với nhà đầu tư.
“Sau khi ký hợp đồng với chúng tôi, VCTD đã cố ý lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng không đúng so với thiết kế cơ sở và với Hợp đồng đã ký”, VPCapital viết: “Đây là hành vi không trung thực của VCTD”.
VCTD cũng cho biết, cả trước khi ký hợp đồng, Công ty đã có một thiết kế cơ sở được Bộ Xây dựng duyệt và thiết kế này cũng có nhiều điểm rất khác với Hợp đồng.
 “Như vậy, VCTD đã đưa vào Hợp đồng ký với chúng tôi những thông tin trái với nội dung của thiết kế cơ sở đã được Bộ Xây dựng thẩm định và qua đó thu tiền của chúng tôi. Đây là hành vi không trung thực nữa của VCTD”, VPCapital viết.
Nói về yêu cầu giảm giá đã gửi VCTD giữa năm nay, VPCapital nói thẳng: hai bên đã nhiều lần trao đổi không biên bản và “chúng tôi hiểu rằng việc dùng từ ‘phạt vi phạm hợp đồng’ sẽ liên quan đến trách nhiệm cá nhân của nhiều người và của chính Công ty VCTD, do đó chúng tôi đồng ý trao đổi với khách hàng (các nhà đầu tư đóng tiền vào VPCapital để mua Trung tâm thương mại - phóng viên) đề nghị dùng từ ‘Giảm giá theo thị trường’ và phía khách hàng cùng đồng ý”.
Tuy nhiên, việc đàm phán kéo dài 5 tháng từ 7/2013 đến nay và “VCTD không có thiện chí”, đưa ra mức đền bù không thể đáp ứng được chi phí, phí tổn của các nhà đầu tư của VPCapital, nhà đầu tư này kết luận.
Cùng thời gian này, ngày 11/12/2013, Sở Xây dựng Hà Nội gửi công văn cho VPCapital hướng dẫn Công ty liên hệ với Bộ Xây dựng để giải đáp các thắc mắc liên quan. Sở cũng đưa ra ý kiến rằng, Trung tâm thương mại Chợ Mơphải được cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng, vì dự án này “là công trình cấp đặc biệt”, theo văn bản của Sở gửi VPCapital.
Tranh chấp tại Tổ hợp Trung tâm thương mại Chợ Mơ - một trong những dự án lớn trị giá 1.500 tỷ đồng của TP. Nội trong chuỗi dự án chuyển đổi chợ truyền thống thành trung tâm thương mại - bùng lên từ giữa năm nay, bắt đầu từ khi nhà đầu tư là VPCapital tố cáo VCTD mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng trong thi công so với hợp đồng giữa hai bên.
Tranh chấp kéo dài khiến cho khu trung tâm trị giá 700 tỷ đồng thuộc tổ hợp này vẫn đang nằm “đắp chiếu” cùng với những hỏng hóc như rơi trần, ẩm mốc.
VCTD cũng cho cho thuê văn phòng quận 1  biết, bên cạnh khối trung tâm thương mại và một vài khu khác trong tổ hợp đã hoàn thành, Khu văn phòng “đã hoàn thiện về cơ bản, nhưng tạm thời chưa đầu tư lắp đặt các hạng mục điều hòa, trần giả, do chưa tìm được khách hàng tại thời điểm bất động sản đang trầm lắng”.  

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Phú Long trao sổ hồng cho cư dân Khu biệt thự Ngân Long

Công ty Địa ốc Phú Long vừa chính thức bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho cư dân tại Khu biệt thự phố kinh doanh Ngân Long (dự án thành phần của khu đô thị Dragon City).

Khu biệt thự phố kinh doanh Ngân Long. Ảnh doanh nghiệp.
Nằm trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, Khu biệt thự phố kinh doanh bất động sản Ngân Long bao gồm 60 căn biệt thự đơn lập và song lập. Tất cả cư dân của Khu biệt thự này đều đã nhận nhà và dọn vào ở từ năm 2011.


Việc khẩn trương làm thủ tục và bàn giao sổ hồng thể hiện tâm huyết và uy tín của Phú Long trong việc thực hiện những cam kết với khách hàng.

Chung cư Petromanning phản hồi gay gắt báo chí.

Tại văn bản này, Petromanning khẳng định dự án này có tên gọi là dự án nhà ở cao tầng Petromanning, địa chỉ ở Trần Duy Hưng đúng như bài báo đã phản ảnh.
Tuy nhiên, dự án bất động sản này đã được cấp phép và đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện theo quy định. Thực tế công ty đã khởi công và thực hiện một số hạng mục, vì vậy “chúng tôi không cần tổ chức lại việc khởi công để thông báo rộng rãi” và “việc thông tin bán suất ngoại giao” tràn lan trên mạng không có mối liên hệ trục lợi nào của công ty Petromanning. Do vậy, việc báo đặt nghi vấn Petromanning “bánh vẽ để huy động vốn” là không đúng.
Để làm rõ những thông tin chủ đầu tư nêu trên, đồng thời cung cấp thông tin mới để bạn đọc, các nhà đầu tư đang quan tâm tới dự án này, nhân viên chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu điều tra vụ việc.
Ghi nhận mới của nhân viên cho thấy, hiện trạng mảnh đất ở thời điểm này (tháng 12/2013) nền đất phẳng và không nhìn thấy móng, cọc (toà nhà này có 1 tầng hầm), thế nhưng hồ sơ lưu tại phường Trung Hoà cho thấy dự án này đã được khởi công (thi công một số hạng mục thuộc phần móng của công trình) vào tháng 6/2011.
 
Ngày 21/9/2011 UBND phường Trung Hoà “phát hiện” công trình này được xây dựng không phép nên đã có quyết định đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành thủ tục pháp lý của dự án theo luật định.
 
Giấy phép số 70/GPXD được cấp từ 4/7/2012.
 
Tới ngày 4/7/2012, ông Nguyễn Quốc Tuấn, PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội đã ký giấy phép số giấy 70/GPXD cấp cho ông Đào Thành Long và công ty Petromanning (hợp tác kinh doanh theo hợp đồng lập ngày 20/11/2011).
 
Theo đó, toà nhà này được phép xây dựng 512m2/ diện tích 8.517,5m2. Toà nhà có 14 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tuy nhiên, giấy phép này chỉ có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp, quá thời hạn trên nếu công trình chưa khởi công thì phải xin gia hạn giấy phép.
 
Vấn đề đặt ra là theo quy định của pháp luật thì lần khởi công không phép (tháng 6/2011) không được tính là đã khởi công công trình vì thời điểm đó chủ đầu tư chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
 
Trao đổi với nhận viên chúng tôi ngày 13/12/2013, ông Nguyễn Hải Đăng, Phó chủ tịch UBND phường Trung Hoà cho biết, kể từ khi có giấy phép xây dựng, công ty Petromanning “chưa làm gì cả mà chỉ gửi tới phường một cái thông báo khởi công qua đường công văn”.
 
Ông Đăng cho biết, tổ dân phố cũng báo cáo lên phường là dự án này từ khi được cấp phép đến nay chưa tiến hành xây dựng hạng mục nào. Ông Lai Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND phường Trung Hoà vì thế đã phát ngôn với PLVN ngày 9/12/2012 rằng dự án chưa đủ thủ tục pháp lý là ý như vậy bởi theo quan điểm của phường Trung Hoà thì giấy phép đã hết hạn và chủ đầu tư chưa làm thủ tục gia hạn giấy phép. Sở dĩ phường Trung Hoà phải “chặt chẽ” như vậy bởi theo ông Đăng, thời điểm dự án chưa có giấy phép, chủ đầu tư dự án này “cùn lắm”.
 
“Chúng tôi phải tổ chức lực lượng trông cả ngày đêm, không cho xe của họ vào vì buổi đêm xe tải vào hỏng hết đường. Phường lên công ty yêu cầu khắc phục hư hỏng đường thì họ cho hai công nhân xách cái xô vữa bé tí “chát chít” lại”, ông Đăng nói.
Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Quang phản hồi bài viết của cho thuê văn phòng quận 1 đã đăng tải thì chủ đầu tư “không cần tổ chức lại việc khởi công để thông báo rộng rãi”, thế nhưng trước hiện trạng khu đất dự án từ 4/7/2012 tới nay vẫn không có dấu hiệu của việc thi công xây dựng các hạng mục nên UBND phường Trung Hoà đến nay vẫn một mực bảo lưu quan điểm: phải gia hạn giấy phép hoặc cấp phép lại mới được khởi công xây dựng công trình.
Trả lời thắc mắc của nhân viên cho thuê văn phòng quận 1 về vấn đề này, đại diện phòng quản lý đô thị Quận Cầu Giấy cũng khẳng định nếu từ 4/7/2012 tới 4/7/2013 công ty Petromanning chưa khởi công mà nay (vào thời điểm tháng 12/2013) mới khởi công thì việc khởi công này là sai phép.
 
Vị đại diện này cho biết thêm, nếu Petromanning từng khởi công thì khi dừng thi công (do bất cứ lý do gì) cũng phải thông báo để đơn vị này và phường để quản lý, theo dõi xem đơn vị thi công có đúng phép không. Và chỉ khi việc dừng thi công có thông báo (tạm dừng thi công) thì sau đó, chủ đầu tư tiếp tục thi công thì giấy phép cũ mới còn hiệu lực, còn lại thì không thể căn cứ giấy phép đã hết hạn để thi công tiếp.
 
Như vậy là đã rõ, cho dù ông Quang, đại diện cho Petromanning “lớn tiếng” cho rằng báo thông tin không khách quan, dự án đã được cấp phép và “không cần tái khởi công” nhưng sự thật là dự án này vẫn đang án binh bất động.
 
Sáng 13/12, phòng quản lý đô thi của quận Cầu Giấy đã tiến hành kiểm tra thực địa tại dự án. Kết quả điều tra cho thấy chủ đầu tư đã cho dọn dẹp sạch mặt bằng nhưng vẫn không thấy móng tòa nhà lộ ra. Như ông Quang cho biết đã đổ nhiều tỷ đồng vào các hạng mục của công trình như làm móng toà nhà, thế nhưng vì sao sau khi đổ hàng tỷ đồng làm móng, chủ đầu tư lại lấp đất lên như hiện nay (xin lưu ý là dự án này có 1 tầng hầm và hiện trạng dự án cho thấy chưa có lối xuống tầng hầm nào cả, vẫn chỉ là mặt đất bằng phẳng).
 
 Hiện trạng khu đất ngày 9/12/2013.
Nhưng sau khi báo PLVN phản ảnh thì sáng 13/12, chủ đầu tư đã
tiến hành dọn dẹp sạch mặt bằng. Ảnh do Phòng Đô thị quận Cầu Giấy cung cấp vào chiều 13/12/2013.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm làm sáng tỏ vấn đề trên, cùng với việc vì sao UBND quận Cầu Giấy chấp thuận cho Petromanning đầu tư dự án nhà ở cao tầng với 129 căn hộ (ước tính gần 1000 người sinh sống) trong một con ngõ nhỏ rộng khoảng chừng 4m, sâu gần 20m, ở một vị trí mà nếu xảy ra hoả hoạn, chắc chắn xe cứu hoả không thể vào được khu vực toà nhà.
Trả lời ông Nguyễn Văn Quang cũng như thông tin thêm để bạn đọc được rõ là vì sao việc Petromanning khởi công dự án này lại “trở thành vấn đề” với những nghi vấn đã được cho thuê văn phòng quận 1 nêu ra ở kỳ trước. Là bởi mảnh đất của dự án này liên quan tới một sự vụ hết sức phức tạp tại Petromanning. Ông Đào Thành Long – Nguyên Tổng giám đốc Petromanning từng bị PVFC “tố cáo” có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
 
Tại cơ quan công an, ông Long đã thừa nhận, đã sử dụng 65 tỷ đồng vay của PVFC để trả tiền mua 2 thửa đất số 276+277 ở tổ 9, phường Trung Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội). Đây chính là khu đất đang triển khai xây dựng khu chung cư Petromanning. Ông Long đứng tên cá nhân mảnh đất này trên sổ đỏ. Sau đó ông Long mang chính mảnh đất này đi thế chấp cho ngân hàng Techcombank để vay 50 tỷ đồng.
 
Ông Long cũng bị cáo buộc là đã thực hiện hàng loạt giao dịch có dấu hiệu bất thường để góp vốn, huy động  và sử dụng vốn vay. Đáng lưu ý là hiện nay, mặc dù không còn là TGĐ Petromanning nhưng lô đất của dự án này vẫn do ông Long đứng tên. Thời điểm còn đang là TGĐ Petromanning, ngày 20/11/2011, ông Long đã có hợp đồng hợp tác kinh doanh với chính công ty mình (Petromanning) để xây dựng dự án này.
Cho thuê văn phòng quận 1 chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những tình tiết quan trọng để làm rõ những uẩn khúc quanh dự án này.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Những căn hộ bung hàng ồ ạt cuối năm.

Cuối năm, Thị trường bất động sản nóng trở lại. Nhằm đem lại cái tết ấm áp và một mùa noel an lành, các chủ đầu tư của các căn hộ chào bán với giá rẽ để mong cứu vớt một năm khó khăn đã qua.
Chào bán Hoàng Thành Tower: Công ty CBRE Việt Nam vừa mở bán các căn hộ dự án Hoàng Thành Tower tại số 114 Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 3.400m2, Hoàng Thành Tower là dự án tổ hợp cao 19 tầng gồm khu văn phòng cao cấp, khu thương mại dịch vụ và 183 căn hộ có diện tích dao động từ 77 - 188m2.
Mở bán căn hộ Parcspring: Công ty CapitaLand vừa mở bán căn hộ block C dự án PARCSpring với mức giá từ 16 triệu đồng/m2. Đây là dự án hiện nay rất thu hút khách hàng vì giá rẽ và tiện nghi khá tốt . Theo nguồn tin cho thuê văn phòng quận 1 chúng tôi nhận được, dự án căn hộ parcspring là căn hộ bán được nhiều nhất, cơ sở vật chất ở đây rất làm hài lòng khách hàng so với thị trường căn hộ khác. Điều đáng nói dự án này bán giá khá phù hợp với điều kiện hiện nay.
Chào bán CT2 Trung Văn: Siêu thị dự án bất động sản độc quyền phân phối những căn hộ có diện tích 105m2 với 3 phòng ngủ cuối cùng tại chung cư CT2 Trung Văn – Vinaconex3.
Mở bán đất nền khu dân cư cao cấp Savico: Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) hiện đang tiến hành mở bán đợt cuối 25 nền đất nhà phố liên kế khu dân cư cao cấp Savico tại quận Thủ Đức với giá chỉ 8,9 triệu đồng/m2. Các lô đất nền có diện tích từ 120m2 - 276m2.
Mở bán The Hyco4 Tower: Ngày 21/12 tới, CTCP Thủy Lợi 4A và Him Lam Land sẽ mở bán 30 căn hộ block A thuộc dự án The Hyco4 Tower với mức giá từ 1,4 - 2,2 tỷ đồng/căn.


Nằm trên mặt đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, The Hyco 4 gồm 03 toà nhà cao 16 tầng với 330 căn hộ có diện tích từ 52 m2 đến 132 m2, từ 1 - 3 phòng ngủ.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Đầu tư tại vùng đất sinh lộc "Gold Hill"

Bất kể loại hình đầu tư nào cũng chứa đựng những rủi ro nhất định và sự thật là đồng tiền nhàn rỗi sẽ không thể sinh lợi nếu cứ nằm yên trong tủ của bạn!

Bến nào an toàn cho tiền nhàn rỗi?
Khi nền kinh tế bấp bênh khó đoán thì việc chọn kênh đầu tư an toàn là một thách thức lớn cho những người có tiền nhàn rỗi. Có hay không một nơi trú ẩn tài sản hoàn toàn vững chắc trong thời nay? Vàng, ngoại tệ, chứng khoán hay nhà đất? Chỉ cần làm một thao tác đơn giản là đặt câu hỏi “Đầu tư ngoại tệ/chứng khoán/vàng/bất động sản?” trên trang tìm kiếm Google, bạn sẽ ngay lập tức có câu trả lời dễ dàng nhất để đo mức độ quan tâm của giới đầu tư đối với các thị trường trên.
Có 11.500.000 kết quả cho đầu tư ngoại tệ, gấp 3 lần con số ấy cho chứng khoán, 46.100.000 cho vàng và 71.800.000 cho bất động sản. Kết quả này có thể làm cho bạn ngạc nhiên vì trong lúc vẫn bị ám ảnh bởi nhiều thông tin tiêu cực, như thị trường nhà đất đóng băng, thiếu tính thanh khoản …thì những người có tiền vẫn rất quan tâm đến kênh đầu tư này. Có thể thấy trong bất kỳ thời điểm nào, bất động sản vẫn có chỗ đứng nhất định trong danh mục các loại hình đầu tư lợi nhuận cao. Trên thực tế, nhiều người đã “phất” nhờ đất chỉ với số vốn ban đầu không hẳn là nhiều.
Nếu nói đầu tư là cuộc chơi thì bất động sản là một cuộc chơi ít tính may rủi nhất! Tùy mỗi giai đoạn, bất động sản sẽ có những dao động nhẹ. Chẳng hạn như những năm 2007, 2008 khi thị trường lên cơn “sốt” đất thì chỉ cần mua đi bán lại, giới đầu tư cũng bỏ túi lợi nhuận thậm chí gấp đôi vốn đầu tư trong khoảng thời gian cực ngắn. Thế nhưng đến những năm sau đó, tình trạng “ăn xổi” không còn tồn tại dưới áp lực từ nhiều phía, bất động sản vẫn bảo toàn được sức hút, hứa hẹn mức lợi cao trong thời gian dài hơn. Vì thế loại hình này đòi hỏi nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi và phải tinh tường xuống tiền cho các sản phẩm nhà đất hợp thời.
Một chủ đầu tư có tiếng tại TP.HCM cho biết: Vì lãi suất tiết kiệm không còn hấp dẫn, trong khi giá bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền và nhà chung cư trung bình, đã giảm sâu nên nhiều nhà đầu tư sau một thời gian gửi tiền tiết kiệm đã bắt đầu đổi “chiến lược” để rút tiền đầu tư vào thị trường bất động sản. Trong 3 tháng gần đây, giao dịch đất nền tại các khu vực Bình Dương, Đồng Nai... đã sôi động hơn nhiều so với trước. Theo tôi, với mức giá chỉ từ 150-350 triệu đồng/nền 100-150m2 có đầy đủ giấy tờ thì cũng nên mua, bởi đất nền bây giờ không thể giảm thêm do giá đền bù giải tỏa không giảm trong khi chi phí đầu tư hạ tầng ngày càng tăng.
Đất thị tứ - Đất sinh lộc
Một trong những dự án đất nền nằm trong mức giá đó đang được các nhà đầu tư quan tâm là Gold Hill tọa lạc tại trung tâm Trảng Bom, Đồng Nai do Tập đoàn Đất Xanh làm chủ đầu tư và trực tiếp phân phối. Chỉ với 290 triệu đồng, người mua có thể sở hữu một nền đất đẹp, có sổ đỏ ngay thuộc dự án Gold HillResidence 27,1 ha. Đây là khu độ thị được quy hoạch đồng bộ với công viên trung tâm rộng gần 2 ha, đường điện nước âm, giao thông nội khu với 4 mặt tiền, công trình công cộng, đất giao thông nội bộ đều đã hoàn tất trong năm 2012.
Ảnh thực tế khuôn viên dự án Gold Hill
Gold Hill mang đầy đủ yếu tố để hình thành nên một nơi có mức sống đẳng cấp và khu thương mại sầm uất với khí hậu mát mẻ nhờ Hồ Sông Mây có diện tích mặt nước 360 ha điều hòa tự nhiên, kế cạnh ngay tại sân golf Đồng Nai thường xuyên đón lượng khách “sộp” lui tới, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hiệu quả.
Thêm vào đó, xét về giá trị đầu tư thì Gold Hill lại càng hấp dẫn hơn khi tọa lạc ngay tại khu đô thị hiện hữu Trảng Bom quy tụ đủ các tiện ích: khu hành chính, ngân hàng, trường học, nhà hàng…và nhất là điểm giao của các tuyến giao thông huyết mạch: QL1A, đường sắt Bắc Nam đã có, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thông xe vào cuối năm 2013, Dầu Giây – Phan Thiết, Dầu Giây – Đà Lạt, tuyến đường vành đai 3,4 và cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ hơn 10km.
Xét riêng về ngành công nghiệp, xoay quanh dự án Gold Hill là KCN Hố Nai, KCN Giang Điền, KCN Biên Hòa I, KCN Bàu Xéo. Vì thế nhu cầu về nhà ở và sinh hoạt cộng đồng của giới chuyên gia đầu ngành, nhân sự nước ngoài ở Trảng Bom đang trên đà tăng cao, đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đủ chuẩn.Gold Hill với các phân khu chức năng cao cấp: nhà liên kế vườn, nhà liên kế thương mại, biệt thự song lập, biệt thự đơn lập sẽ là “đất lành” đáp ứng nhu cầu an cư người dân.

Hoàn thiện mô hình tiết kiệm nhà ở

Bên cạnh những giải pháp hỗ trợ thị trường đã ban hành, mô hình tiết kiệm nhà ở của Đức đang được Bộ Xây dựng xem xét trong việc thực thi chiến lược nhà ở quốc gia.



Mới mẻ
Mô hình tiết kiệm nhà ở cấp quốc gia còn khá mới mẻ ở Việt Nam, song tại các quốc gia như Đức, Cộng hòa Séc, Trung Quốc..., mô hình này đã được triển khai sâu rộng và có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Ở CHLB Đức, hầu hết các bậc cha mẹ sau khi sinh con đều lập một tài khoản tiết kiệm đứng tên con mình trong Ngân hàng Tiết kiệm nhà ở và hàng tháng gửi vào đó một khoản tiết kiệm tùy theo khả năng. 15 - 20 năm sau khi con cái trưởng thành, khoản tiền đó sẽ được dùng để mua nhà và tạo dựng cuộc sống riêng cho con. Mỗi năm, ở Đức có 3 - 4 triệu người ký kết hợp đồng tiết kiệm nhà ở.
Lập tài khoản tiết kiệm nhà ở là một giải pháp mua nhà bền vững
“Niềm tin của người dân vào mô hình tiết kiệm nhà ở có khi còn lớn hơn cả niềm tin của họ vào Ngân hàng Trung ương Đức”, ông Michael Dorner, Phụ trách các dự án quốc tế của Ngân hàng tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwabsch Hall AG cho biết tại Hội thảo về mô hình tiết kiệm nhà ở của CHLB Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam do Bộ Xây dựng phối hợp với ngân hàng này tổ chức cuối tuần qua.
Với Trung Quốc, quốc gia có dân số khổng lồ và diện tích đất đai rộng lớn, người dân có thói quen gửi tiền tiết kiệm nhà ở vào nhiều ngân hàng khác nhau, chứ không tập trung vào một vài địa chỉ cụ thể. Bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc năm 1998, Ngân hàng Bausparkasse đã chọn ra 2 thành phố thí điểm đầu tiên là Thiên Tân và Trung Khánh.
 “Sau hơn 15 năm triển khai mô hình tiết kiệm nhà ở, tại các khu đô thị ở Trung Quốc, diện tích sở hữu nhà ở trung bình của các gia đình 2 thế hệ đã tăng lên 30 m2 so với con số hơn chục m2 trước đó”, bà Marlis Rotting, thành viên Hội đồng Giám sát Ngân hàng Bausparkasse cho biết.
Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng tại Mỹ sau đó lan ra toàn thế giới có liên quan lớn đến hoạt động cho vay dưới chuẩn trên thị trường bất động sản. Tích lũy của các hộ gia đình quá thấp, trong khi ngân hàng quá hào phóng, đẩy giá bất động sản tăng phi mã và tất yếu dẫn đến khủng hoảng. Hàng trăm ngàn gia đình ở Mỹ gánh món nợ ngân hàng quá lớn khi mua nhà, dẫn đến hậu quả bị tịch thu toàn bộ nhà cửa và lâm vào cảnh “vô gia cư”.
Thực tiễn ở Việt Nam
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, trong những năm qua, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 3 tỷ USD cho việc tổ chức những chương trình công ích như nhà ở cho sinh viên nghèo, nhà ở vượt lũ tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhà ở thí điểm chống bão cho người dân ở miền Trung, nhà ở cho người có công với cách mạng…
Tuy nhiên, do nguồn vốn còn hạn chế nên những chương trình này chỉ đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng nhất định, trong khi cầu nhà ở của toàn xã hội là rất lớn Vì vậy, theo ông Nam, để thúc đẩy thị trường và đặc biệt là giải quyết vấn đề nhà ở cho đại bộ phận nhân dân, bên cạnh vai trò của Nhà nước và ngân hàng thương mại, giải pháp khuyến khích, nâng cao ý thức tiết kiệm tiền lo nhà ở trong nhân dân cần được nhấn mạnh và có chính sách khuyến khích.
“Chúng tôi đã đi khảo sát các mô hình tiết kiệm nhà ở tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức… và nhận ra rằng, dòng vốn lâu dài và ổn định nhất là từ ý thức tiết kiệm của người dân. Nhân dân phải đứng ra chủ động tham gia giải quyết vấn đề nhà ở cho bản thân”, ông Nam nói.
Bình luận về công tác triển khai mô hình này sắp tới, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức tín dụng hoàn thiện khung pháp lý cơ bản để trình lên Chính phủ trong năm 2015.
“Mô hình tiết kiệm nhà ở không chỉ chứng minh hiệu quả ở các nước châu Âu, mà còn ở khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Mỗi nước sẽ có những cơ chế linh động, tùy thuộc vào nền văn hóa và thói quen tiết kiệm ở đó. Tôi hy vọng mô hình sẽ phát huy tác dụng tốt ở Việt Nam và góp phần cải thiện chất lượng nhà ở cho người dân”, ông Hà nói.
Trong khi đó, ông Christian Oestreich, Trưởng phòng Thị trường quốc tế - Ngân hàng tiết kiệm nhà ở Bausparkasse Schwabsch Hall AG cho biết: “Chúng tôi sẽ làm việc với một số ngân hàng tại Việt Nam để thăm dò thị trường và thị hiếu của người dân trước khi lên kế hoạch cụ thể. Đối với thị trường Việt Nam, tôi tin việc áp dụng mô hình tiết kiệm nhà ở sẽ diễn ra nhanh hơn các nước trong khu vực. Hy vọng đến năm 2016, chúng ta sẽ chứng kiến thành công của mô hình này”.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Top 10 thành phố đẹp nhất thế giới

Top 10 thành phố đẹp nhất thế giới mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp các bạn thấy được thế giới chúng ta đẹp biết nhường nào.

Venice
Venice là thành phố đẹp nhất trên thế giới, và là thành phố duy nhất có nét riêng không thể tìm thấy ở thành phố nào khác trên thế giới. Mỗi tòa nhà là một tác phẩm nghệ thuật, và vẻ đẹp của thành phố càng được nhân lên khi nó phản chiếu xuống các dòng kênh chảy trong thành phố. Phong cảnh huyền diệu của thành phố Venice hấp dẫn và ngoạn mục ngay từ cái nhìn đầu tiên, gợi lên cảm giác như đang dẫn du khách bước vào một câu chuyện cổ tích của cuộc sống. Đôi khi Venice khiến cho chúng ta có cảm giác như đó là một xứ sở thần tiên hơn là một thành phố đơn thuần.
Paris
Sông Seine và những cây cầu lớn bắc qua sông hay các đại lộ lớn, những tượng đài hình vuông, và các đường phố quyến rũ của Montmartre là những hình ảnh ấn tượng của Paris - một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Đại lộ Champs-Elysees đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thành phố khi xây dựng thành phố của riêng họ, đồng thời Place des Vosges trở thành nguyên mẫu của rất nhiều thành phố ở khắp châu Âu. Ngồi ở một quán cà phê ngoài trời hoặc đi trên một tour du lịch bằng thuyền của sông Seine nghĩa là bạn đã là người may mắn được khám phá phần đẹp nhất của thế giới.
Prague
Prague được gọi là thành phố của ngàn ngọn tháp vì sự phong phú của không gian huyền diệu của những cầu xây, nhà thờ, tháp vàng nằm soi bóng trên mặt sông Vltava duyên dáng suốt hơn mười thế kỷ. Những ngọn tháp được ngưỡng mộ nhất từ cây cầu băng qua sông Vltava, đặc biệt là từ Charles Bridge, hoặc đứng ở quảng trường Old Town đẹp tuyệt vời.Prague cũng là thành phố có thị trường giao dịch bất động sản sôi động bậc nhất nhì của thế giới. Đến đây, du khách sẽ được dạo bước trong trung tâm Prague – nơi vẫn giữ nguyên vẻ đẹp từ thời trung cổ với làn đường rải sỏi, sân có tường bao quanh, nhà thờ và vô số tháp cao cùng lâu đài hùng vĩ có niên đại vào thế kỷ thứ 9. Được nhận định là một trong những thành phố duyên dáng và đẹp nhất của châu Âu, Prague cũng là một thành phố hiện đại sôi động và tràn đầy năng lượng với âm nhạc, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực và các chuyến phiêu lưu tiềm ẩn.
Lisbon
Lisbon là một trong những thành phố phong cảnh đẹp nhất trên thế giới. Lisbon nằm trên những quả đồi ở miền Tây Bồ Đào Nha, trên bờ sông Tagus, nơi con sông mở rộng trước khi nhập vào Đại Tây Dương. Đây là thành phố hiếm gặp ở Tây Âu khi xung quanh bốn bề đều giáp biển vì thế Lisbon còn được gọi với cái tên “thành phố của nước." Lisbon còn được biết đến với nhiều công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ theo kiểu truyền thống Bồ Đào Nha, La Mã, Arập, Gôtích tiêu biểu. Lisbon là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới, một vẻ đẹp quyến rũ với những thiết kế rải sỏi, mặt tiền lát gạch, và các tòa nhà màu nhạt pha trộn với nhau để cung cấp cho nó một bầu không khí không thể trộn lẫn với nơi nào khác.
Rio de janeiro
Rio de Janeiro  theo tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "sông tháng Giêng" là thành phố tại bang cùng tên (Bang Rio de Janeiro) ở phía nam của Brasil với diện tích 1260 km². Thành phố đẹp này nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên, các lễ hội carnival và nhạc samba và các loại hình âm nhạc khác, các bãi biển. Dù có vẻ đẹp và sự quyến rũ, thành phố này vẫn là một trong những thành phố bạo động nhất thế giới.Rio de Janeiro được mệnh danh là thành phố giữa núi và biển với những bãi biển cát trắng trải dài, thảm thực vật… Tất cả tạo ra một sự hài hòa giữa một đô thị đông dân cư, góp phần cho phong cảnh văn hóa sống ngoài trời của một trong những thành phố đẹp nhất thế giới.
Amsterdam
Hàng ngàn công trình bên dòng kênh chính của Amsterdam như một tượng đài, những căn hộ đẹp, văn phòng, quán cà phê, nhà hàng, và thậm chí cả nhà thổ - tất cả cùng nhau tạo thành một sự thống nhất thẩm mỹ tạo nên một trong những thành phố đẹp nhất trên thế giới. Khung cảnh toàn thành phố Amsterdam gần giống như một thế giới cổ tích với những chiếc cối xay gió, những ngôi nhà cổ, những cây cầu và những ngôi nhà sàn tuyệt đẹp. Điểm đặc biệt ở thành phố này còn ở một hệ thống kênh rạch đan xen chằng chịt. Nhiều du khách đến Amsterdam du lịch bởi vì nơi đây nổi tiếng về tư tưởng phóng khoáng và sự khoan dung của người dân nơi này. Có thể một phần của sự nổi tiếng đó là do xuất phát từ sự khác biệt của các nền văn hóa. Thành phố này nằm trên bờ sông Amstel và mang dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu điển hình. Dù mang dáng vẻ cổ kính nhưng Amsterdam vẫn là một trong những hải cảng lớn nhất thế giới và tập trung một số trung tâm thương mại bậc nhất của châu Âu. 
Florence
Florence, Italy, là cái nôi của thời kỳ Phục Hưng, một thành phố đẹp nổi tiếng với khung cảnh lãng mạn và nghệ thuật kiến trúc đẳng cấp thế giới. Khung cảnh hiền hòa bên dòng sông Arno và những sản phẩm thủ công độc đáo khiến thành phố thêm lôi cuốn. Florence có rất nhiều viện bảo tàng và phòng triển lãm nghệ thuật nằm trong các dinh thự cổ kính. Các nơi này lưu giữ rất nhiều tác phẩm tranh, tượng điêu khắc, những bức bích họa và phù điêu đặc sắc.
Rome
Rome là thành phố đẹp tọa lạc trên hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber. Đến thăm Rome, quý khách sẽ được chứng kiến tận mắt các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, có cảm giác như đang trong một viện bảo tàng khổng lồ. Rome cũng khá nổi tiếng với những món ăn ngon, khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới không những được biết đến với kiến trúc đẹp mà còn được dịp nếm thử một số món ăn truyền thống của rome. Rome có quảng trường đẹp nhất và kiến trúc cổ điển trên thế giới.Nền kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng ở Rome cũng phát triển mạnh những năm gần đây.
Budapest
Budapest – thủ đô Hungary được xem là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thành phố được hợp nhất bởi hai thành phố hoàn toàn tương phản nhau là Buda và Pest ở hai bên bờ sông Danube thơ mộng và được xem là “Paris phía Đông”. Dòng sông Danube trong xanh chảy qua trung tâm thành phố Budapest và chia thành phố thành hai phần. Thành phố Buda bên bờ trái được xây dựng trên một ngọn đồi với nhiều tòa lâu đài tuyệt đẹp. Bờ phải là thành phố Pest được xây dựng trên một đồng bằng gồm những tòa nhà cổ kính thời trung cổ. Buda và Pest nối với nhau bằng chín cây cầu qua sông Danube, mỗi cây cầu mang một vẻ đẹp riêng và giữ vai trò huyết mạch giữa hai thành phố.
Bruges


Bruges nằm ở phía bắc nước Bỉ, nơi đây hấp dẫn du khách bởi thiết kế kiến trúc độc đáo với những ngôi nhà xinh xắn, mái ngói đỏ rực và khung cảnh thanh bình. Bruges là nơi hò hẹn lãng mạn của nhiều cặp tình nhân vì nơi đây luôn yên tĩnh, thanh bình. Vẻ đẹp của những ngôi nhà cổ kính, in bóng dưới nước đã di vào hàng triệu bức ảnh của khách du lịch. Đường phố ở Bruges nhỏ, được lát đá xám và đan xen chằng chịt. Bruges có thể thỏa mãn hầu hết sở thích của khách du lịch. Người yêu kiến trúc cổ sẽ mê mẩn những công trình lâu đài, nhà cổ của một trong những thành phố đẹp nhất thế giới này. Có người lại thích vẻ đẹp của những góc phố yên bình. Một số du khách lại thích đi thuyền dạo chơi trên sông.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

"Cuộc chiến" chung cư: Luật Nhà ở mâu thuẫn với Luật Xây dựng

Luật Nhà ở và Luật Xây dựng có cách tính diện tích khác nhau. Một bên thì chỉ tính thông thủy còn một bên quy định tính phủ bì.

Nhân viên tìm hiểu thị trường của cho thuê văn phòng quận 1 đã có cuộc trao đổi sáng nay với ông Nguyễn Văn Đực -Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành về vấn đề cách tính diện tích căn hộ hiện nay gây nên nhiều tranh chấp.
 
Thưa ông, theo dõi diễn biến thị trường bất động sản thời gian qua chắc ông cũng nắm được tình hình nhức nhối đó là tranh chấp về vấn đề diện tích căn hộ. Xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
 
Luật Nhà ở và Nghị định 71 quy định đo lọt lòng hay tiếng Hán gọi thông thủy. Chính vì thế, khi ra Nghị định 71, tôi là người phản đối nghị định này vì trước đây chúng ta tính theo diện tích xây dựng. Trong hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và khách hàng thì tính diện tích xây dựng tức là cả vách tường căn hộ với không gian bên ngoài, căn hộ với hành lang. Giữa hai căn hộ là tính theo tim tường.
 
Nhưng khi tính theo Luật Nhà ở, Nghị định 71 thì diện tích chênh lệch (giảm) từ 5 đến 10%. Căn hộ nhỏ 40 - 50 m2 thì diện tích chênh lệch sẽ lên đến 10%. Sau đó, Thông tư 16/2010 lại ghi lại là tim tường, có nghĩa là trung hòa giữa Luật Xây dựng và Luật Nhà ở.
 
Có nghĩa là giữa hai căn hộ, giữa căn hộ với hành lang bên ngoài và không gian bên ngoài thì tính theo tim tường, diện tích này chênh lệch ở khoảng giữa từ 3-7%. 
 Ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành.
 
Tuy nhiên thường trong hợp đồng giữa người dân và doanh nghiệp thì tính theo diện tích xây dựng nên đưa đến chuyện, khi làm sổ đỏ thì trong sổ đỏ lại ghi là diện tích lọt lòng. Chính vì thế nó gây ra sự tranh cãi giữa người dân và doanh nghiệp.
 
Vậy theo ông điểm mấu chốt có phải là do Thông tư 16/2010 hướng dẫn sai?
 
Ngay từ đầu Luật Nhà ở và Luật Xây dựng đã mâu thuẫn nhau. Khi Luật Nhà ở ra đời, tôi đã là người đưa kiến nghị phản đối cho rằng, triển khai thế nào cũng có tranh chấp. Đến thời điểm Nghị định 71 ra đời, tôi cũng là người mạnh miệng ở TP.HCM phản đối nghị định này. Tôi đã dự đoán thế nào cũng tranh chấp và đúng đến nay là thế.
 
Thông tư 16/2010 lại không phù hợp với Nghị định, nguyên tắc thông tư là giúp triển khai nghị định mà thông tư khác nghị định là thông tư sai rồi. Tôi nghĩ cần bỏ Thông tư 16.
 
Như ông nói, luật thì mâu thuẫn, thông tư thì hướng dẫn sai. Vậy cách sửa sai nên làm như thế nào?
 
Về quan điểm cho rằng cột, tường là diện tích chung thì tôi không đồng ý. Tôi cho rằng cột tường đó là giao cho người dân, đó là tài sản của người dân họ tự quản lý và sử dụng nhưng không được quyền thay đổi kết cấu. Ví dụ ống gen không được quyền phá, đục tường nếu không được sự đồng ý của doanh nghiệp và cư dân bên cạnh.
 
Về phần mình, tôi nghĩ rằng việc doanh nghiệp và người dân mua bán như thế nào thì cứ để họ tự thỏa thuận, không nên ghép vào một điều luật cụ thể. Nếu doanh nghiệp và người dân nhất trí mua bán theo diện tích phủ bì hay diện tích thông thủy thì việc này họ tự thỏa thuận với nhau.
 
Ví dụ như ở công ty của tôi. Căn hộ 73 m2 thì đo theo xây dựng phủ bì hết, nhưng đo theo Luật Nhà ở, Nghị định 71 thì chỉ còn 68 m2. Người dân cũng sẵn sàng trả 73 m2 nhưng trong sổ đỏ chỉ ghi 68 m2 nên người dân không đồng ý, có sự tranh chấp.
 
Sau này, để tránh những tranh chấp đó, chúng tôi đưa ra một biện pháp trung hòa là trong sổ đỏ chúng tôi ghi cả hai diện tích, tức là diện tích phủ bì là 73 m2 và diện tích lọt lòng là 68 m2. Vì thế người dân cầm sổ đỏ họ đồng ý đóng tiền cho 73 m2. Hợp đồng của công ty tôi chúng tôi quy định cụ thể cách tính diện tích như thế.
 
Cho thuê văn phòng quận 1 chúng tôi cho rằng: Nhà nước nên ghi luôn cả hai diện tích đó vào trong sổ đỏ, tùy người dân và doanh nghiệp đó thương lượng như thế nào. Còn riêng khách hàng của Đất Lành đồng ý trả cho diện tích xây dựng, chúng tôi làm việc với cơ quan địa phương cấp ghi cả hai loại diện tích đó.
 
Thưa ông, gần đây có trường hợp khách hàng mua nhà, hợp đồng ghi cụ thể diện tích chung, diện tích riêng, vì dụ cột chịu lực, hộp kỹ thuật, tường bao, hành lang là diện tích chung. Nhưng khi bán nhà thì họ bán cả phần diện tích chung này mà theo Luật Nhà ở thì diện tích sử dụng chung không được bán. Vậy nếu soi hợp đồng như thế thì doanh nghiệp có vi phạm không?
 
Một số chủ đầu tư ký hợp đồng không rõ ràng cách tính diện tích như thế nào, vì thế xảy ra mâu thuẫn. Việc soạn hợp đồng như trên còn nhiều sai sót từ chủ đầu tư nên người dân có cớ để kiện. Vấn đề ở đây là Luật Nhà ở không công nhận diện tích phủ bì, nhà nước chỉ công nhận diện tích lọt lòng. Vì thế, tôi đề nghị, để giảm tranh chấp tránh thiệt hại cho cả người mua và doanh nghiệp chúng ta xác nhận diện tích trong sổ đỏ cả phần diện tích phủ bì và diện tích lọt lòng.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Tiền chảy ngược, đại gia đón lộc cuối năm

Hàng nghìn tỷ đồng đổ vào cổ phiếu đẩy chứng khoán lên giá mỗi phiên đã khiến không ít đại gia đã đầu tư cổ phiếu đang rung đùi chờ những món tiền tỷ từ lãi hoặc hoàn nhập dự phòng. Nhờ đó, kết quả cả năm có thể thay đổi.

Nóng cổ phiếu chứng khoán
Liên tiếp các phiên giao dịch ngàn tỷ đang đẩy giá chứng khoán đi lên. Phiên giao dịch 4/12 có 1.600 tỷ đồng trên giao dịch trên hai sàn chứng khoán. Trong phiên liền trước (3/12), thị trường chứng khoán (TTCK) cũng đã chứng kiến hơn 2.000 tỷ đồng được đổ vào các cổ phiếu.
Chuỗi ngày giao dịch tăng giá liên tục đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng tiếp tục đổ vào các mã cổ phiếu trên sàn đã hâm nóng thị TTCK, mang đến kỳ vọng về một đợt tăng giá dài hơi hơn hoặc ít nhất cũng là một đợt sóng giống như cuối năm ngoái-đầu năm nay.
Dòng tiền mạnh mẽ chảy vào thị trường, đặc biệt là dòng tiền vào các mã cổ phiếu chứng khoán và các DN có hoạt động đầu tư tài chính cho thấy một sự lạc quan tương đối dài hạn của giới đầu tư về thị trường nói chung.
Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước gần đây cũng cho rằng TTCK Việt Nam đang đứng ở chân một con sóng dài. Thị trường này có thể sẽ được hưởng lợi từ các chính sách nới lỏng hơn đối với dòng vốn ngoại, từ một nền kinh tế có thể khởi sắc hơn nhờ hội nhập sâu hơn vào thế giới trong tương lai…
Tất cả mới chỉ là dự đoán, có thể đúng, có thể sai nhưng rõ ràng sự xuất hiện khá ổn định của các phiên giao dịch vài nghìn tỷ và hàng loạt các cổ phiếu tăng gấp đôi, gấp ba trong một thời gian ngắn đang nuôi dưỡng những kỳ vọng nói trên.
Chỉ tính riêng trong tháng 11/2013, VN-Index đã tăng 10,4 điểm (2%) và tính từ đầu năm chỉ số này tăng 22,74%. HNX-Index trong khi đó tăng 5,75% so với tháng trước và tăng 14,19% so với đầu năm.
Đó là thị trường chung. Còn xét theo mã cổ phiếu, riêng trong tháng 11/2013, TTCK chứng kiến vài chục mã tăng từ 1,5-3 lần. Trong đó, có nhiều mã tăng trần 10-20 phiên trần liên tiếp trong tháng này như: VNH, VPC, SGT, DCT, PXM, ICF.
Khoản hời không dám nghĩ đến
Dòng cổ phiếu chứng khoán đáng được hưởng những phiên tăng giá mạnh như vậy và có thể còn nhiều phiên nữa. Lý do đơn giản mà cho thuê văn phòng quận 1 nói ở đây là bởi, khi TTCK sôi động, với những phiên giao dịch nhiều nghìn tỷ như vậy, doanh thu môi giới của các CTCK hiển nhiên sẽ tăng lên. Đó là chưa nói tới các khoản hoàn nhập dự phòng do các cổ phiếu mà CTCK sở hữu tăng giá liên tục trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, nhiều CTCK có thể “thắng” nhờ hoạt động tự doanh.
Với sự sôi động của thị trường cùng với việc giá nhiều cổ phiếu tăng vọt, lợi nhuận của nhiều CTCK và các DN có hoạt động đầu tư cổ phiếu ghi nhận trong quý IV này được dự báo sẽ tăng đột biến.
Bên cạnh đó, với hàng loạt các dự báo lạc quan của các tổ chức, truyền thông, chuyên gia… trong và ngoài nước, triển vọng của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng dường như rất sáng sủa.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều NĐT cũng lo lắng bởi sự sôi động của thị trường và làn sóng tăng giá đột biến của rất nhiều cổ phiếu trong thời gian gần đây nhiều khi có cơ sở không thực sự vững chắc, với kết quả kinh doanh cốt lõi không mấy tích cực.
Một trong những cổ phiếu có mức tăng ấn tượng nhất trong tháng 11 qua là VPC của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam. Cổ phiếu này đã tăng gấp 3 lần trong một thời gian ngắn nhưng giải thích cho hiện tượng này DN này lại cho rằng là do cung-cầu trên thị trường, hoàn toàn không liên quan đến DN.
Cổ phiếu SHN của CP Đầu tư tổng hợp Hà Nội-Hanic trong phiên giao dịch 4/12 cũng tăng kịch trần lên 1.100 đồng/cp với dư mua hàng triệu cổ phiếu nhưng cũng rất khó để tìm được điểm tốt từ DN này. Lý do phải chăng là ở chỗ thị trường đang sôi động và nhiều NĐT kỳ vọng vào một sự thay đổi bất thường ở DN?
Cổ phiếu PXM của Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí miền Trung cũng vậy, liên tục tăng trần trong hơn 2 tuần cuối tháng 11 nhờ lợi nhuận 8 tỷ trong quý III nhưng nhìn chung DN này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn với khoản lỗ hơn 110 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm và doanh thu đang giảm mạnh.
Mặc dù vậy, thực tế giao dịch sôi động hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên trên TTCK chứng tỏ thị trường này đang hấp dẫn giới đầu tư. Nhiều kênh đầu tư khác như vàng, tiết kiệm ngân hàng, BĐS… khá buồn tẻ. Trong khi đó, nhiều thông tin cho thấy, khối ngoại vẫn đang quan tâm và có nhiều đánh giá tốt về TTCK Việt Nam.
Trong một thông báo đầu tháng 12, Công ty Quản lý quỹ Asia Frontier Capital Limited cho biết vừa thành lập một quỹ mở đầu tư vào các cổ phiếu Việt Nam với tên gọi “AFC Vietnam Fund” với quy mô dự kiến 50 triệu USD. Asia Frontier Capital cho rằng, một số lượng lớn trong số hơn 700 DN niêm yết của Việt Nam có tỷ lệ giá/lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) ở mức 6-7 lần.
Hiện tại, cho dù lãi suất thấp nhưng hệ thống ngân hàng đang có dấu hiệu thừa tiền, huy động vượt trội so với cho vay. Bên cạnh đó, dòng kiều hối dự báo khoảng 11 tỷ USD cho cả năm 2013 có thể cũng là lý do khiến dòng tiền vào chứng khoán tăng lên trong bối cảnh BĐS vẫn có tín hiệu sáng sủa.